Open navigation

Công văn 1570/TCHQ-TXNK Phản hồi vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 57/2019/NĐ-CP

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ---------------

Số: 1570/TCHQ-TXNK
V/v phản hồi vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 57/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2020

 

Kính gửi:

- Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế;
 - Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa.

Trên cơ sở báo cáo vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ tại các công văn số 1358/HQTTH- NV ngày 16/12/2019 của Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế và công văn số 35/HQKH-NV ngày 10/01/2020 của Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26/6/2019 quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP bao gồm: (i) hàng hóa từ Việt Nam được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định tại Hiệp định CPTPP, (ii) có chứng từ vận tải thể hiện cảng đích đến thuộc lãnh thổ các nước thành viên, (iii) có tờ khai nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam nhập khẩu vào lãnh thổ các nước thành viên. Theo đó, đối với các trường hợp vướng mắc cụ thể thì:

1. Liên quan đến thông tin trên tờ khai nhập khẩu của Nhật Bản:

- Về việc tờ khai nhập khẩu của Nhật Bản không thể hiện số hóa đơn thương mại: Quy định về thể thức, chỉ số thông tin trên tờ khai của Việt Nam không áp dụng đối với tờ khai nhập khẩu của Nhật Bản. Do vậy, việc một số thông tin như số hóa đơn không được thể hiện trên tờ khai Nhật Bản không phải là căn cứ để từ chối tính hợp lệ của tờ khai nhập khẩu mà người khai hải quan cung cấp.

- Về việc số hóa đơn thương mại trên tờ khai nhập khẩu của Nhật khác với số hóa đơn thương mại trên tờ khai hải quan xuất khẩu của Việt Nam: Theo tập quán thương mại, trong trường hợp mua bán giữa người xuất khẩu Việt Nam với người nhập khu của Nhật Bản qua bên trung gian thì có th phát sinh nhiều hóa đơn thương mại được phát hành bởi người bán. Sự khác biệt này không phải là căn cứ để từ chối tính hợp lệ của tờ khai nhập khẩu mà doanh nghiệp cung cấp.

2. Về việc mua bán qua trung gian: Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 57/2019/NĐ-CP nêu trên thì hàng hóa được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi CPTPP là hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam vào nước thành viên CPTPP và người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng minh hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ nước thành viên. Do đó, việc mua bán qua nhiều bên không ảnh hưởng đến việc áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi; người khai hải quan cần nộp chứng từ chứng minh theo quy định thì đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi.

3. Trường hp liên quan đến thông tin khác biệt trên vận đơn: Trên cơ sở vận đơn của lô hàng do người khai hải quan nộp, cơ quan hải quan cần tra cứu hệ thống e-manifest để xác định chính xác cảng đích/cảng giao hàng đến của hàng hóa có phải là Nhật Bản hay không, đồng thời kiểm tra các chứng từ mà người khai hải quan nộp với các thông tin về hành trình lô hàng, số lượng hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam và số lượng nhập khẩu vào Nhật Bản để xác định lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có được nhập khẩu vào Nhật Bản và áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi trong Hiệp định CPTPP.

Trong trường hp cần tham khảo mẫu tờ khai nhập khẩu Nhật Bản hoặc xác minh tờ khai nhập khẩu của Nhật Bản do người khai hải quan nộp, đề nghị các đơn vị báo cáo về Tổng cục Hải quan qua đầu mối Cục Giám sát quản lý về Hải quan để phối hp xử lý.

Yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục và doanh nghiệp thực hiện thống nhất theo hướng dẫn trên.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

 


 Nơi nhận:

- Như trên;
- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (để biết và t/hiện);
- Cục GSQL, Vụ Pháp chế (để t/hiện);
- Lưu: VT, TXNK. (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Lưu Mạnh Tưởng

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.