Open navigation

Công văn 02/CT-BTC Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2018

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH


Trong thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về ci cách hành chính (CCHC), ci thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh quốc gia, các đơn vị thuộc Bộ đã tích cực và có nhiều cố gng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC của Bộ Tài chính, qua đó đã đạt được những kết quả tích cực được xã hội, người dân và doanh nghiệp ghi nhận. Công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có những tiến bộ qua từng năm; nhiều văn bản QPPL trong các lĩnh vực tài chính được ban hành kịp thời đã tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu ci cách. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai quyết liệt, nhiều thủ tục được loại bỏ, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần ci thiện môi trường kinh doanh.

Tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính được đổi mới, sắp xếp để phù hợp với yêu cầu quản lý; đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ cơ bản đã đáp ng yêu cầu thực thi nhiệm vụ; công tác tài chính công có nhiều ci cách trong việc huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính, an ninh tài chính được đảm bảo; công tác hiện đại hóa ngành tài chính được coi trọng, từng bước được đầu tư trang bị, nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa trong giải quyết TTHC và quản lý.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC vẫn còn nhiều hạn chế: Tính ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính còn chưa cao, một số văn bản phải liên tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự biến động và phát triển của xã hội, tiến độ xây dựng chưa đảm bảo, tình trạng nợ đọng văn bản còn diễn ra; ci cách thủ tục hành chính còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong gii quyết TTHC một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế; bộ máy hành chính còn cồng kềnh; chất lượng đội ngũ công chức, viên chức còn chưa đồng đều, kỷ cương, kỷ luật hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm; quy mô thu ngân sách với tng sản phẩm trong nước (GDP) giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hp lý, thiếu bền vững, thu không đủ chi, tích lũy cho đầu tư phát triển thấp, tỷ trọng chi thường xuyên cao, chi phát triển giảm; việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; công tác hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử trong quản lý hành chính chưa đáp ứng yêu cầu cải cách đặt ra.

Nguyên nhân của hạn chế nêu trên gồm cả chủ quan và khách quan nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là người đứng đầu đơn vị chưa coi trọng công tác CCHC; việc tổ chức thi hành các nhiệm vụ CCHC còn thiếu sự đồng bộ, toàn diện, trong phối hợp triển khai công việc còn thiếu sự kết nối, bổ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị. Đkhắc phục những hạn chế và đẩy mạnh triển khai công tác CCHC trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ thị:

1. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC được giao tại chương trình, kế hoạch hàng năm của Bộ và của đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, cần được đầu tư nghiên cứu có tm chiến lược; xác định rõ kết quả đối với từng nhiệm vụ cụ thgắn với trách nhiệm của từng đơn vị, lãnh đạo đơn vị và công chức được giao nhiệm vụ, trên cơ sở đó thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót. Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục của đơn vị. Kết quđạt được hàng năm là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, năng lực lãnh đạo điều hành của thủ trưởng đơn vị và là một trong các tiêu chí để bnhiệm cán bộ, đánh giá bình xét danh hiệu thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân.

2. Phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản QPPL

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu ci cách để tham mưu, đxuất xây dựng, sa đi các chính sách pháp luật tài chính, đáp ng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhm phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải cách thể chế hướng ti tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước thông qua các cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm.

Nhiệm vụ ci cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách TTHC, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu qucủa bộ máy hành chính, hiện đại hóa hành chính.

Về đề xuất, lập các chương trình xây dựng văn bản QPPL phải theo đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và tính khả thi.

Các đề xuất chương trình xây dựng văn bản QPPL phải trên cơ sở đánh giá, tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động đối với các văn bản QPPL có liên quan, đời sống kinh tế xã hội để trên cơ sở đó xác định rõ phạm vi điều chỉnh và các nội dung cơ bản của văn bản, dự kiến đủ thời gian cho công tác soạn thảo văn bản để hạn chế tối đa việc điều chỉnh chương trình.

Công tác thẩm định chương trình xây dựng văn bản QPPL phải được đổi mới về phương pháp, đẩy mạnh tổ chức phản biện và giải trình để làm rõ các vấn đ còn chưa rõ, chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện; kiên quyết không đăng ký vào chương trình các văn bản chưa đảm bảo tính khả thi, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, chưa có đánh giá tác động TTHC trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (đối với văn bản QPPL có quy định TTHC); chđặt ra vấn đề điều chỉnh chương trình đối với những văn bản không bảo đm tiến độ trình ký ban hành vì những lý do khách quan, bất khả kháng.

- Tổ chức soạn tho văn bản QPPL theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 và Quy chế xây dựng văn bản QPPL của Bộ Tài chính.

Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành văn bản QPPL; các văn bản QPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh phải được ban hành kịp thời để có hiệu lực cùng với thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh.

3. Cải cách thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác cải cách TTHC để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Kiểm soát việc ban hành các TTHC mới, thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động TTHC tại các văn bản QPPL theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 14/07/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC.

Tiếp tục rà soát, kiến nghị cắt gim, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản QPPL. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy trình, TTHC trong lĩnh vực tài chính. Tập trung phấn đấu giảm thời gian thực hiện TTHC trong lĩnh vực thuế, hải quan bằng hoặc vượt mức trung bình của các nước ASEAN-4 và hướng tới mục tiêu các nước OECD.

Nghiên cứu đi mới cách thức giải quyết TTHC, đảm bảo thực hiện việc giải quyết TTHC đúng thời hạn; ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện TTHC. Đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại các đơn vị, trong đó trọng tâm là kiểm tra việc thực hiện giải quyết TTHC.

4. Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của Bộ Tài chính đm bo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách theo Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính (ban hành theo Quyết định số 444/QĐ-BTC ngày 30/3/2018) trong việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 ca Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn và Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quhoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập. Tổ chức thực hiện Quyết định 444/QĐ-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính theo đúng yêu cu, tiến độ đề ra.

Thực hiện tinh giản biên chế theo hướng thực chất đảm bảo đúng yêu cầu của Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Có cơ chế đánh giá cán bộ phù hợp, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu công việc được giao. Tổ chức, sắp xếp, chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền.

5. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ

Kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo trình độ chuyên môn cao, nâng cao chất lượng, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, theo đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Tiếp tục đổi mới mạnh m, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ; chuẩn hóa, siết chặt kỷ cương, kỷ luật đi đôi với tạo môi trường để thúc đy đổi mới sáng tạo; đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo quá trình, đảm bảo tính liên tục, đa chiều, theo nhiều tiêu chí và mức độ hoàn thành công việc được giao; nghiên cứu cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thực hiện nghiêm các quy định trong công tác cán bộ về quản lý công chức, viên chức; công tác luân phiên, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; về trình tự, thủ tục bnhiệm cán bộ, về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cấp y trong công tác cán bộ, về tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định. Đẩy mạnh công tác tổ chức thi tuyển cạnh tranh vào các vị trí lãnh đạo tại các đơn vị.

Tổ chức thực hiện phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức gắn với việc tăng cường thanh kiểm tra, giám sát bảo đm tuân thủ các quy định pháp luật để nâng cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật hành chính, hiệu quả quản lý công chức, viên chức và hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Đẩy mạnh đi mới nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, cán bộ cấp cơ sở, trọng tâm là các cán bộ trẻ để đào tạo, tạo nguồn; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng mềm và năng lực tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách của công chức, viên chức. Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác CCHC và kiểm soát TTHC tại các đơn vị.

Nghiên cứu, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, xây dựng cơ cấu ngạch công chức, viên chức hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành công vụ gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Tiếp tục triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” theo Quyết định 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Đi mới quy định về khen thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, có chế độ khen thưng hợp lý đối với những cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

6. Cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bn QPPL để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực tài chính quốc gia, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính, thực hiện cân đi ngân sách tích cực đảm bo tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, đảm bảo an toàn nợ công, trong đó tập trung các nhiệm vụ sau:

- Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; ưu tiên dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách.

- Bám sát Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, gii pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng an toàn và bền vững theo chương trình hành động của Chính phủ, Bộ Tài chính trong triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Tăng cường công tác quản lý tài sản công; Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép; Tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

- Triệt để tiết kiệm ngay từ khâu phân bdự toán, quá trình thực hiện dự toán và các khoản chi ngân sách; các đơn vị chđộng rà soát, sp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết; lồng ghép các chính sách, hạn chế tối đa tổ chức các hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài.

- Tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quNghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ; đẩy mạnh về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW hội nghị Trung ương 6 (khóa XII); Tổ chức triển khai hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; đẩy nhanh việc chuyển đổi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

- Tiếp tục nghiên cứu đxuất giải pháp phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính theo chiu sâu. Tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường tài chính và dịch vụ tài chính. Hoàn thiện hệ thống quy định, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán. Trong đó, cập nhật, hoàn thiện và bổ sung hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Cập nhật và hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuẩn mực kiểm toán độc lập.

- Nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính và dịch vụ tài chính; nâng cao chất lượng kiểm tra về công tác qun lý tài chính, kế toán, tài sn nhà nước, đầu tư xây dựng tại các đơn vị thuộc Bộ.

7. Chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động qun lý, chđạo điều hành của các đơn vị; chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và gii quyết TTHC được thực hiện trên môi trường mạng qua đó nâng cao hiệu qugiải quyết công việc trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thành cơ bản hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của ngành, ban hành kiến trúc Chính phủ điện ttheo quy định của Thủ tướng Chính phủ; triển khai hệ thống thông tin GFMIS; công bố, cập nhật danh mục các dịch vụ hành chính công, điều kiện kinh doanh trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và các cơ quan, đơn vị; phấn đấu 100% TTHC thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 4 đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và người dân.

- Tổ chức triển khai Nghị quyết 02/NQ/BCSĐ ngày 9/3/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về triển khai ng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách theo yêu cầu tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện t.

- Thực hiện chuyển đổi, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng từ hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sang hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ; hiện đại hóa công sở cơ quan Bộ và các đơn vị theo tiêu chuẩn của Chính phủ về hiện đại hóa nền hành chính và điều kiện thực tế của Bộ.

8. Tổ chức thực hiện

(i) Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm: Tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính, quán triệt Chỉ thị này đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để xây dựng chương trình kế hoạch, đề xuất biện pháp cụ thể để tổ chức, triển khai các nội dung, nhiệm vụ tại Chỉ thị này; tăng cường công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, xác định kết quả hoàn thành nhiệm vụ CCHC hàng năm tại đơn vị là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và là một trong các tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng.

(ii) Vụ Pháp chế là đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong triển khai nhiệm vụ tại mục 2 của Chỉ thị, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ: Theo dõi, đôn đốc tiến độ xây dựng các văn bản QPPL đã đưa vào chương trình kế hoạch, đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Đẩy mạnh việc tổ chức thẩm định, cấp ý kiến pháp lý theo hình thức hội đồng theo đúng tinh thần Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 12/4/2010, Chỉ thị 01/CT-BTC ngày 01/1/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nâng cao hiệu quả công tác pháp chế để qua đó huy động sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thẩm định, cấp ý kiến pháp lý đối với các văn bản QPPL.

(iii) Vụ TCCB là đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển các nhiệm vụ tại mục 4, 5 của Chỉ thị, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện Quyết định 444/QĐ-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính; Hướng dẫn các đơn vị xây dựng và hoàn thiện vị trí việc làm theo quy định chức năng nhiệm vụ mới, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện, bố trí cán bộ theo Đề án vị trí việc làm; Kiểm tra công tác luân phiên, luân chuyn, định kỳ chuyển đi vị trí công tác theo đúng quy định tại Quyết định 2650/QĐ-BTC , Quyết định 719/QĐ-BTC ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cho đội ngũ cán bộ làm công tác CCHC.

(iv) Cục tin học và Thống kê tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển các nhiệm vụ tại mục 7 của Chỉ thị, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ: Sớm hoàn thành và trình Bộ ban hành kiến trúc Chính phủ điện ttheo quy định của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc giải quyết TTHC theo mức độ 3, 4. Tổ chức theo dõi, đôn đốc kiểm tra các chương trình, kế hoạch về công tác hiện đại hóa của Bộ Tài chính.

(v) Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, trên cơ sở bộ Chỉ số CCHC của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 280/QĐ-BTC ngày 6/3/2018, nghiên cứu xây dựng bộ Chỉ số đánh giá chấm điểm CCHC tại các đơn vị thuộc Tổng cục và các Cục tại địa phương, ban hành trong quý IV/2018 để áp dụng từ năm 2019.

(vi) Văn Phòng Bộ: Theo dõi đôn đốc, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chthị này tại các đơn vị, định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ về kết quả thực hiện tại các cuộc họp giao ban Bộ. Hướng dẫn, triển khai đánh giá xếp hạng chsố CCHC hàng năm đối với các đơn vị thuộc Bộ theo quy định tại Quyết định số 280/QĐ-BTC ngày 6/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính./.

 


Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Cục Thu
ế, Cục Hải quan, KBNN các tnh, TP trực thuộc Trung ương,
- Cục DTNN khu vực;
- Lưu: VT, VP (260b).

BỘ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.