Open navigation

Thông tư 47/2016/TT-BYT Quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh


BỘ Y TẾ

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: 47/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016


THÔNG TƯ


QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỘT QUỴ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH


Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


Chương I


QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


  1. Thông tư này quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


  2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân, bao gồm cả các cơ sở cấp cứu 115 (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).


Điều 2. Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:


Tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sau đây:


  1. Đội đột quỵ;


  2. Đơn vị đột quỵ;


  3. Khoa đột quỵ;


  4. Trung tâm đột quỵ.


Điều 3. Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ

  1. Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.


  2. Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ.


Chương II


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐỘI ĐỘT QUỴ


Điều 4. Chức năng của đội đột quỵ


Đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.


Điều 5. Nhiệm vụ của đội đột quỵ


  1. Tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ


    1. Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh đột quỵ cấp từ các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện đánh giá nhanh, phân loại đột quỵ. Người nhận thông tin phải ghi lại đầy đủ các thông tin về người bệnh vào sổ nhận thông tin người bệnh đột quỵ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.


    2. Xử trí cấp cứu ban đầu đối với người bệnh đột quỵ: Trường hợp người bệnh đột quỵ đang ở các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đội đột quỵ phối hợp với đơn vị lâm sàng này để thực hiện xử trí cấp cứu ban đầu.


    3. Thông báo nhanh về tình trạng của người bệnh đột quỵ về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp nhất để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.


  2. Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ cấp về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.


  3. Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.


  4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định của pháp luật.


  5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Điều 6. Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đội đột quỵ

  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ.


  2. Nhân lực của đội đột quỵ: gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.


  3. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.


Chương III


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ


Điều 7. Chức năng của đơn vị đột quỵ


Đơn vị đột quỵ là bộ phận thuộc khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đội đột quỵ và cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, phục hồi chức năng, dự phòng đột quỵ cho người bệnh.


Điều 8. Nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ


  1. Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.


  2. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ, bao gồm:


    1. Cấp cứu, chăm sóc người bệnh đột quỵ.


    2. Chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ: Phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa liên quan để chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ.


    3. Điều trị nội khoa tích cực: Phối hợp với các khoa liên quan trong điều trị tích cực cho người bệnh đột quỵ.


    4. Sử dụng thuốc tiêu huyết khối: phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện điều trị thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định.


      đ) Can thiệp mạch: Phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định.


    5. Phẫu thuật: Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh.


  3. g) Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.

  4. Vận chuyển người bệnh đột quỵ: Khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo và tham gia vận chuyển người bệnh về khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ gần nhất.


  5. Dự phòng tái phát đột quỵ.


  6. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về đột quỵ.


  7. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong cơ sở khám, chữa bệnh, mạng lưới khám, chữa bệnh đột quỵ trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ.


  8. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ.


Điều 9. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ


  1. Đơn vị đột quỵ là đơn vị thuộc khoa nội thần kinh, hoặc khoa cấp cứu, hoặc khoa hồi sức tích cực, hoặc khoa tim mạch của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh


  2. Các bộ phận chuyên môn:


    1. Cấp cứu thần kinh - đột quỵ;


    2. Điều trị tích cực thần kinh - đột quỵ cấp;


    3. Điều trị đột quỵ bán cấp;


    4. Phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ;


      đ) Kỹ thuật (thực hiện một số chẩn đoán nhanh);


    5. Tư vấn;


  3. g) Tổ đột quỵ.


  4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị đột quỵ quy định tại Khoản 2 Điều này và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của đơn vị đột quỵ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


Điều 10. Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đơn vị đột quỵ


  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 500 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đơn vị đột quỵ. Quy mô giường bệnh của đơn vị đột quỵ là dưới 20 giường bệnh.


  2. Nhân lực


    1. Đơn vị đột quỵ có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, hoặc cấp cứu, hoặc hồi sức tích cực, được đào tạo về đột quỵ và điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.

    2. Số lượng bác sỹ và điều dưỡng tùy thuộc vào quy mô giường bệnh và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


  3. Trang thiết bị thiết yếu


  1. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.


  2. Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.


Chương IV


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA KHOA ĐỘT QUỴ


Điều 11. Chức năng của khoa đột quỵ


Khoa đột quỵ là khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đơn vị đột quỵ và điều trị nội khoa toàn diện cho người bệnh đột quỵ.


Điều 12. Nhiệm vụ của khoa đột quỵ


  1. Thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ quy định tại Điều 8 của Thông tư này.


  2. Điều trị nội khoa tích cực, toàn diện cho người bệnh đột quỵ.


  3. Thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện can thiệp mạch cho người bệnh đột quỵ.


Điều 13. Cơ cấu tổ chức của khoa đột quỵ


Khoa đột quỵ được tổ chức các bộ phận chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này. Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ, khoa đột quỵ có thể tổ chức thêm các bộ phận khác.


Điều 14. Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Khoa đột quỵ


  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị dưới 1000 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập khoa đột quỵ. Quy mô giường bệnh của khoa đột quỵ là dưới 50 giường bệnh.


  2. Nhân lực: theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và theo các quy định hiện hành về cơ cấu tổ chức và hoạt động của khoa lâm sàng.


  3. Trang thiết bị thiết yếu:

  1. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.


  2. Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.


Chương V


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ


Điều 15. Chức năng


Trung tâm đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện chức năng như của khoa đột quỵ và điều trị ngoại khoa cho người bệnh đột quỵ.


Điều 16. Nhiệm vụ


  1. Thực hiện các nhiệm vụ của khoa đột quỵ được quy định tại Điều 12 của Thông tư này.


  2. Thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch.


  3. Thực hiện phẫu thuật thần kinh


  4. Thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.


Điều 17. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đột quỵ


  1. Trung tâm đột quỵ được tổ chức bao gồm các đơn vị chuyên môn như quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này và các đơn vị sau đây:


    1. Phẫu thuật - gây mê hồi sức;


    2. Can thiệp mạch;


    3. Phòng tập luyện trong khoa phục hồi chức năng thần kinh - đột quỵ.


  2. Các đơn vị khác của Trung tâm đột quỵ do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.


Điều 18. Quy mô, nhân lực và trang thiết bị của Trung tâm đột quỵ


  1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị cho khoảng từ 1.000 người bệnh đột quỵ trong một năm trở lên thì thành lập trung tâm đột quỵ. Quy mô giường bệnh của trung tâm đột quỵ là từ 50 giường bệnh trở lên.

  2. Nhân lực: Ngoài nhân lực như của Khoa đột quỵ được quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này, nhân lực của trung tâm đột quỵ còn có thêm bác sỹ nội tổng quát; bác sỹ phẫu thuật sọ não, bác sỹ can thiệp mạch; bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vận động trị liệu, kỹ thuật viên/cử nhân ngôn ngữ trị liệu và kỹ thuật viên vật lý trị liệu và các bác sỹ chuyên khoa khác. Các nhân viên y tế này có thể là nhân viên từ các khoa, phòng khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định.


  3. Trang thiết bị thiết yếu:


  1. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.


  2. Cơ số các trang thiết bị thiết yếu do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định dựa trên quy mô giường bệnh và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.


Chương V


TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 20. Lộ trình thực hiện


  1. Lộ trình:


    1. Đối với các bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt: phấn đấu đến năm 2020, thành lập khoa đột quỵ, đến năm 2025 thành lập trung tâm đột quỵ.


    2. Đối với các bệnh viện đa khoa hạng 1: phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đơn vị đột quỵ, đến năm 2025 thành lập khoa đột quỵ.


    3. Đối với các bệnh viện đa khoa còn lại: phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đội đột quỵ, đến năm 2025 thành lập đơn vị đột quỵ.


  2. Việc thành lập các trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, đơn vị đột quỵ, đội đột quỵ phải theo quy định của pháp luật.


Điều 21. Trách nhiệm thực hiện


  1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc.


  2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

  3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ, đơn vị đột quỵ, đội đột quỵ phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.


  4. Các trạm y tế xã, đơn vị cấp cứu 115: có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo về đột quỵ để tham gia tiếp nhận, đánh giá, xử trí cấp cứu người bệnh đột quỵ và thông báo cho các cơ sở có đội đột quỵ, khoa đột quỵ, trung tâm đột quỵ, hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên trước khi chuyển tuyến.


Điều 22. Hiệu lực thi hành


Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2017.


Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.



Nơi nhận:

  • Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo và Cổng Thông tin điện tử CP);

  • Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);

  • Các Thứ trưởng BYT;

  • Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Thanh tra BYT;

  • Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc BYT;

  • Các trường đại học Y - Dược, Học viện Y - Dược;

  • Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Y tế các Bộ, ngành;

  • Hội PC tai biến mạch máu não Việt Nam;

  • Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;

  • Lưu: VT, KCB (02b), PC (01b).

KT. BỘ TRƯỞNG

 THỨ TRƯỞNG


Nguyễn Viết Tiến

PHỤ LỤC 1


SỔ NHẬN THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)


MS: 19/BV-01


SỞ Y TẾ


……………………………………….


SỔ NHẬN THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ


BỆNH VIỆN: ……………………………………………….


KHOA: ……………………………………………………...


Hướng dẫn:


  • In khổ A3 gấp đôi, trang đầu in như trang bìa


  • Bên trong, từ trang 2 và 3, cứ 2 trang một, in biểu nội dung trang sau, kẻ dòng.


  • Ngày, tháng ghi giữa trang, hết ngày kẻ ngang ghi tiếp.


- Bắt đầu sử dụng ngày: ………/……../............


- Hết sổ, nộp lưu trữ ngày: ………/……../............





Số TT



Họ tên người bệnh



Tuổi


KHOA/PHÒNG HOẶC NƠI BỆNH NHÂN ĐANG CÓ MẶT



DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CHÍNH



Nam

Nữ



1

2

3

4

5

6
































Người/cơ quan yêu cầu



Nội dung yêu cầu

Người nhận thông tin

Thời gian nhận thông tin



Ghi chú

7

8

9

10

11































PHỤ LỤC 2


DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ THIẾT YẾU CỦA ĐỘI ĐỘT QUỴ, ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ, KHOA ĐỘT QUỴ VÀ TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)


TT

Nội dung

Trang thiết bị thiết yếu của

Đội đột quỵ

Đơn vị đột quỵ

Khoa đột quỵ

Trung tâm đột quỵ

Ghi chú

1.

Xe cấp cứu (chung của BV hoặc riêng cho đột quỵ)

x

x

x



2.

Xe cấp cứu chuyên cho đột quỵ




x


3.

Valy cấp cứu lưu động với đầy đủ cơ số thuốc, thiết bị theo quy định

x

x

x

x


4.

Giường bệnh chuyên dụng đa năng


x

x

x


5.

Giường bệnh nâng bằng tay quay đầu và chân.


x

x

x


6.

Monitoring theo dõi chức năng sống


x

x

x


7.

Monitoring di động

x

x

x

x


8.

Máy thở


x

x

x


9.

Máy hút trung tâm


x

x

x


10.

Máy hút di động

x

x

x

x


11.

Oxy trung tâm


x

x

x


12.

Bộ bóp bóng

x

x

x

x


13.

Máy sốc điện


x

x

x


14.

Bơm tiêm điện đa năng


x

x

x


15.

Máy điện tim


x

x

x


16.

Máy siêu âm


x

x

x


17.

Máy siêu âm doppler xuyên sọ


x

x

x


18.

Bộ mở khí quản


x

x

x


19.

Bộ đặt nội khí quản

x

x

x

x


20.

Máy đo Huyết áp


x

x

x


21.

Điện não đồ


x

x

x



22.

Holter điện tim và huyết áp


x

x

x


23.

Cáng vận chuyển người bệnh nằm

x

x

x

x


24.

Xe lăn vận chuyển người bệnh


x

x

x


25.

Thiết bị Phục hồi chức năng



x

x


25.

Thiết bị Phục hồi chức năng



x

x


26.

Máy chụp cắt lớp vi tính tối thiểu 16 dẫy




x

Những thiết bị này, có thể là thiết bị chung của bệnh viện.

27.

Máy chụp cộng hưởng từ (MRI khuếch tán, MR angiography).




x

28.

Siêu âm Duplex ngoài sọ



x

x

29.

Máy chụp DSA




x

30.

Siêu âm tim qua thực quản




x

31.

Các trang thiết bị y tế khác theo quy định hiện hành.

x

x

x

x


Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.