Open navigation

Thông tư 24/VBHN-NHNN Hợp nhất Thông tư quy định về giám sát các hệ thống thanh toán


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 24/VBHN-NHNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2019



THÔNG TƯ


QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN


Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về giám sát các hệ thống thanh toán, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:


Thông tư số 14/2019/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.


Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;


Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;


Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;


Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;


Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về giám sát các hệ thống thanh toán.[1]


Chương I


QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


Thông tư này quy định về hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng.


Điều 2. Đối tượng áp dụng


  1. Các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.


    trọng.

  2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát các hệ thống thanh toán quan


    Điều 3. Giải thích từ ngữ


    Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


    1. Hệ thống thanh toán là hệ thống bao gồm các phương tiện thanh toán, các quy định, quy trình, thủ tục, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tổ chức vận hành và các thành viên tham gia để xử lý, bù trừ, quyết toán các giao dịch thanh toán phát sinh giữa các thành viên tham gia.


    2. Hệ thống thanh toán quan trọng là hệ thống thanh toán có vai trò chủ đạo trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể trong nền kinh tế, có khả năng phát sinh rủi ro hệ thống, đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:


      1. Là hệ thống thanh toán duy nhất hoặc chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị thanh toán so với các hệ thống thanh toán cùng loại; hoặc


      2. Là hệ thống xử lý các giao dịch thanh toán giá trị cao; hoặc


      3. Là hệ thống được sử dụng để quyết toán cho các hệ thống thanh toán khác hoặc cho các giao dịch trên thị trường tài chính.


    3. Các hệ thống thanh toán quan trọng quy định tại Thông tư này bao gồm: Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; Hệ thống thanh toán ngoại tệ (do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam vận hành); hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.


    4. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng (sau đây gọi là tổ chức vận hành) là đơn vị trực tiếp vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.


    5. Ngân hàng quyết toán là ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các thành viên tham gia hệ thống thanh toán để thực hiện quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh giữa các thành viên này trong hệ thống thanh toán.


    6. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn, mặc dù có thể thực hiện nghĩa vụ đó vào một thời điểm trong tương lai.


    7. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn và vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai.


    8. Rủi ro hệ thống là rủi ro mà một thành viên tham gia hệ thống thanh toán không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong hệ thống thanh toán khi đến hạn dẫn đến việc các thành viên tham gia khác cũng không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính khi đến hạn, có thể lan truyền rủi ro đến các hệ thống thanh toán khác.

    9. Rủi ro quyết toán là rủi ro phát sinh khi việc quyết toán nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia hệ thống thanh toán không được diễn ra hoặc diễn ra không đúng thời điểm được quy định tại quy trình quản lý, vận hành của hệ thống thanh toán.


    10. Rủi ro vận hành là rủi ro phát sinh làm gián đoạn hoặc dừng hoạt động của hệ thống thanh toán do lỗi phần cứng, phần mềm, hệ thống đường truyền thông, do lỗi của con người hoặc do sự cố bên ngoài tác động.


    11. Giám sát các hệ thống thanh toán là việc thực hiện theo dõi hoạt động của các hệ thống thanh toán, đánh giá các hệ thống thanh toán và đưa ra cảnh báo, khuyến nghị nếu cần thiết.


    12. Đơn vị giám sát là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được giao nhiệm vụ giám sát các hệ thống thanh toán.


    13. Thanh toán kèm thanh toán (payment versus payment - PVP) là cơ chế quyết toán trong hệ thống thanh toán ngoại tệ để đảm bảo việc chuyển một đồng tiền được diễn ra khi và chỉ khi một hoặc một số đồng tiền khác được chuyển trên cơ sở tỷ giá được các bên tham gia giao dịch thống nhất.


    14. Thanh toán kèm chuyển giao (delivery versus payment - DVP) là cơ chế quyết toán trong các giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc chuyển giao chứng khoán được diễn ra khi và chỉ khi việc chuyển tiền mua chứng khoán được thực hiện.


Điều 4. Mục tiêu giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng


  1. Đảm bảo tính an toàn, ổn định và hiệu quả của các hệ thống thanh toán quan trọng.


  2. Đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật có liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng.


  3. Phát hiện kịp thời và cảnh báo tổ chức vận hành nhằm giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.


  4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, tăng cường niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ thanh toán.


Điều 5. Hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng


Đơn vị giám sát thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng với những nội dung được quy định tại Chương II Thông tư này thông qua các hoạt động như sau:


  1. Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng thông qua việc:


    1. Thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn sau:


      1. Các báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo, thống kê đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

      2. Số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được thu thập, khai thác từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước;


      3. Các báo cáo khác của tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;


      4. Báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, được Đơn vị giám sát thực hiện 03 năm một lần;



        nước;

      5. Công cụ, phần mềm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng của Ngân hàng Nhà


      6. Tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua hoạt động kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;


      7. Thông tin liên quan đến các hệ thống thanh toán quan trọng được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng;


      8. Thông tin do các cơ quan có thẩm quyền khác cung cấp;


      9. Thông tin phản hồi của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán;


      10. Các nguồn thông tin khác nhằm giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng;


    2. So sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu:


      1. So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập được với các dữ liệu lịch sử để phát hiện các trường hợp có biến động bất thường;


      2. So sánh, đối chiếu tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau theo quy định tại điểm a khoản này nhằm đảm bảo tính nhất quán;


      3. Nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu, trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp, yêu cầu tổ chức vận hành báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác;


    3. Tổng hợp, phân tích các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập, so sánh, đối chiếu, kiểm tra theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.


  2. Đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng


    Căn cứ trên các tài liệu, thông tin, dữ liệu được thu thập theo quy định tại khoản 1 Điều này, Đơn vị giám sát thực hiện đánh giá đối với từng hệ thống thanh toán quan trọng và xây dựng báo cáo giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:


    1. Báo cáo định kỳ quý, 6 tháng đầu năm, năm đối với Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;

    2. Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, năm đối với hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính;


    3. Báo cáo đột xuất về các rủi ro, sự cố phát sinh của các hệ thống thanh toán quan trọng.


  3. Cảnh báo, khuyến nghị


Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện các vấn đề rủi ro tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, ổn định của hệ thống thanh toán quan trọng hoặc dẫn đến việc các tổ chức vận hành không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan đến hệ thống thanh toán quan trọng, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức vận hành.


Điều 6. Kiểm tra tại chỗ


  1. Đơn vị giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chủ trương thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại địa điểm làm việc của tổ chức vận hành trong trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu do tổ chức vận hành cung cấp bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp nhưng chưa khắc phục hoặc phát hiện những vấn đề có liên quan đến rủi ro cần thu thập thêm tài liệu, thông tin, dữ liệu.


  2. Tùy theo nội dung và tính chất vụ việc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành phần, thời hạn làm việc của đoàn kiểm tra.


  3. Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản tới tổ chức vận hành ít nhất trước 05 ngày làm việc, trong đó nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đoàn kiểm tra.


  4. Tổ chức vận hành phải chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu báo cáo và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ các nội dung thông tin, báo cáo khi có yêu cầu.


  5. Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản làm việc và ký xác nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và tổ chức vận hành.


  6. Đoàn kiểm tra báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc kiểm tra.


Điều 7. Báo cáo, cung cấp thông tin


  1. Tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước về hệ thống thanh toán do mình vận hành như sau:


    1. Báo cáo số liệu hoạt động của hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

    2. Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm, năm về tình hình vận hành hệ thống thanh toán quan trọng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;


  2. c)[2] Thông báo cho Đơn vị giám sát ngay sau khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động của hệ thống thanh toán quá 30 phút qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn để nắm bắt và theo dõi tình hình xử lý sự cố; gửi thông báo sự cố bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc thông qua hệ thống báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày khắc phục xong sự cố;


    1. Báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo này được thực hiện 03 năm một lần theo phương pháp thực hiện, các tiêu chuẩn áp dụng và thời hạn gửi báo cáo được quy định trong văn bản yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;


      đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến những thay đổi về tính năng của hệ thống thanh toán, các quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống thanh toán trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi;


    2. Phương thức báo cáo quy định tại điểm a và điểm b khoản này như sau:


    1. Báo cáo điện tử thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin, có chữ ký điện tử của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc tệp do Ngân hàng Nhà nước quy định;


    2. Báo cáo bằng văn bản (giấy) trong trường hợp không thực hiện được báo cáo thông qua hệ thống báo cáo điện tử, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo;


  3. g) Định kỳ và thời hạn báo cáo quy định tại điểm a và điểm b khoản này như sau:


    1. Kỳ báo cáo ngày được xác định theo ngày làm việc; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo;


    2. Kỳ báo cáo tháng được tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo;


    3. Kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo;


    4. Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; các tổ chức vận hành gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.


  4. Tổ chức vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia có trách nhiệm cung cấp thông tin như sau:


  1. Thông báo cho Đơn vị giám sát ngay sau khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia quá 30 phút để nắm bắt và theo dõi tình hình xử lý sự cố; gửi thông báo sự cố theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày khắc phục xong sự cố;

  2. Xây dựng công cụ, phần mềm để Đơn vị giám sát thực hiện truy cập từ xa vào Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia nhằm theo dõi trực tuyến hoạt động của Hệ thống này trên nguyên tắc đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin và không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, trong đó:


  1. Cho phép truy cập đầy đủ danh sách và thông tin cơ bản của các thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;


  2. Cho phép giám sát tình trạng hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;


  3. Cho phép truy cập thông tin cảnh báo về các hoạt động bất thường của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;


  4. Cho phép truy cập thông tin về tình hình thanh khoản của từng thành viên tham gia, bao gồm thông tin về số dư tài khoản thanh toán, hạn mức nợ ròng, hạn mức thấu chi của các thành viên tham gia, các thành viên tham gia có dấu hiệu gặp khó khăn thanh khoản (có giao dịch chưa được xử lý do thiếu số dư, thiếu hụt khả năng thanh toán trong quyết toán bù trừ, có giao dịch bị hủy cuối ngày do thiếu số dư), các thành viên tham gia phát sinh yêu cầu hỗ trợ thanh khoản.


Chương II


NỘI DUNG GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUAN TRỌNG


Điều 8. Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia


  1. Tình hình hoạt động chung của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán của từng dịch vụ được cung ứng (dịch vụ thanh toán giá trị cao, dịch vụ thanh toán giá trị thấp, dịch vụ thanh toán ngoại tệ, dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống thanh toán khác).


  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.


  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.


  4. Những thay đổi trong hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.


Điều 9. Hệ thống thanh toán ngoại tệ


  1. Tình hình hoạt động chung của hệ thống thanh toán ngoại tệ, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán.

  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống thanh toán ngoại tệ.


  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ.


  4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán ngoại tệ, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.


Điều 10. Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán


  1. Tình hình hoạt động chung của hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch thanh toán.


  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán.


  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán.


  4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.


Điều 11. Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính


  1. Tình hình hoạt động chung của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính, bao gồm tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch của từng dịch vụ được cung ứng.


  2. Tình hình rủi ro phát sinh và quản trị rủi ro đối với rủi ro vận hành, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro quyết toán của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.


  3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính.


  4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính, bao gồm những thay đổi về tính năng của hệ thống, quy trình, thủ tục nội bộ của hệ thống.


Chương III


TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUAN TRỌNG


Điều 12. Trách nhiệm của Vụ Thanh toán


  1. Thực hiện trách nhiệm của Đơn vị giám sát đối với các hệ thống thanh toán quan trọng theo quy định tại Thông tư này.


  2. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hợp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

  3. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng công cụ để thu thập, khai thác số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.


  4. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước văn bản yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thực hiện báo cáo đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng.


  5. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại điểm a (iv) khoản 1 Điều 5 Thông tư này.


  6. Cung cấp thông tin cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc hành vi vi phạm quy định pháp luật về việc tổ chức, vận hành hệ thống thanh toán quan trọng của tổ chức vận hành.


Điều 13. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin


  1. Thông báo kết quả cho Vụ Thanh toán trong trường hợp thực hiện kiểm tra, theo dõi việc thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới điều kiện hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức vận hành, việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin phục vụ việc vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.


  2. Phối hợp với Vụ Thanh toán tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính khi có yêu cầu.


  3. Đầu mối, phối hợp với Vụ Thanh toán xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hợp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.


  4. Đầu mối, phối hợp với Vụ Thanh toán xây dựng công cụ để thu thập, khai thác số liệu hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này từ các hệ thống thông tin có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.


  5. Phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng báo cáo đánh giá Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.


  6. Cung cấp thông tin về Hệ thống án điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.


Điều 14. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

  1. Cung cấp cho Đơn vị giám sát danh sách các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng bị áp dụng can thiệp sớm hoặc có quyết định đặt vào kiểm soát đặc biệt.


  2. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 12 và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.


  3. Phối hợp với Vụ Thanh toán tiến hành kiểm tra tại chỗ đối với tổ chức vận hành khi có yêu cầu.


Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống thanh toán ngoại tệ, hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán, hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính


  1. Thực hiện các trách nhiệm của tổ chức vận hành quy định tại Thông tư này.


  2. Phối hợp với Đơn vị giám sát xây dựng công cụ, phần mềm giám sát trực tuyến chung theo yêu cầu thực tế giám sát của Ngân hàng Nhà nước khi có yêu cầu.


  3. Cử cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với Đơn vị giám sát trong việc báo cáo, cung cấp thông tin và xử lý các rủi ro, sự cố phát sinh; thông báo kịp thời cho Đơn vị giám sát khi có sự thay đổi về cán bộ đầu mối này.


  4. Triển khai thực hiện các khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo việc thực hiện cho Đơn vị giám sát.


Chương IV


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[3]


Điều 16. Hiệu lực thi hành


Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.


Điều 17. Tổ chức thực hiện


Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.