TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀ NỘI ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 12411/CT-TTHT V/v dự phòng rủi ro tín dụng | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi: Ngân hàng MUFG Bank, Ltd - Chi nhánh Hà Nội
Đ/c: Tầng 6 và tầng 7, Tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, MST: 0106304897
Trả lời công văn số MUFG_20200212 ngày 12/2/2020 của Ngân hàng MUFG Bank, Ltd
- Chi nhánh Hà Nội hỏi về chính sách thuế. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 17 Nghị định 93/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước hướng quy định như sau:
“Điều 17. Chi phí
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:
…
l) Chi trích lập dự phòng:
Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng.
…
Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Căn cứ Điều 6, Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BTC ngày 7/2/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Tại Điều 6 hướng dẫn như sau:
“Điều 6. Chi phí
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các Khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Một số Khoản chi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
…”
+ Tại Điều 7 hướng dẫn về nguyên tắc ghi nhận chi phí như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các Khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
…”
Căn cứ Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Tại Điều 2 quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng:
…
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận với điều kiện chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài tiên tiến và ưu việt hơn so với quy định tại Điều 6 Thông tư này. Hồ sơ, trình tự, thủ tục để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài theo khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình thanh tra, giám sát, nếu Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng của ngân hàng nước ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này.”
+ Tại Điều 3 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
…
Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
…”
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT- BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
nghiệp.
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
…
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.
…”
- Căn cứ Điều 1 Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư này. Riêng đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.”
Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp Ngân hàng MUFG Bank, Ltd - Chi nhánh Hà Nội phát sinh khoản chi trích lập dự phòng chung theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (không thuộc các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ), phù hợp với quy định tại Nghị định 93/2017/NĐ-CP ngày 7/8/2017, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, các văn bản quy phạm pháp luật khác về trích lập dự phòng và quy định pháp luật về thuế thì Ngân hàng MUFG Bank, Ltd - Chi nhánh Hà Nội được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Ngân hàng MUFG Bank, Ltd - Chi
nhánh Hà Nội liên hệ Phòng Thanh tra Kiểm tra số 1 (Cục Thuế TP Hà Nội) để được hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Ngân hàng MUFG Bank, Ltd - Chi nhánh Hà Nội được
biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
Như trên;
Phòng TKT1;
Phòng DTPC;
Lưu: VT, TTHT(2).