Open navigation

Công văn 08/2024/TB-LPQT ngày 26/01/2024 Hiệu lực Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế được sửa đổi bởi Nghị định thư sửa đổi Hiệp định đa phương về hỗ trợ

BỘ NGOẠI GIAO
 -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2024/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2024

 THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, làm tại Strasbourg ngày 25/01/1988, được sửa đổi bởi Nghị định thư sửa đổi Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, làm tại Pa-ri ngày 27/5/2010 (Convention on Mutual Administrative Assistance in Tax Matters, done at Strasbourg on 25 January 1988, as amended bv the Protocol amending the Convention on Mutual Administrative Assistance in Tax Matters, done at Paris on 27 May 2010), đã được Việt Nam ký ngày 22 tháng 3 năm 2023, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.

Khi ký và phê duyệt Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra tuyên bố và bảo lưu sau:

(i) Bảo lưu

Theo quy định tại Điều 30, khoản 1.a, của Hiệp định, Việt Nam bảo lưu quyền không cung cấp bất kỳ hình thức hỗ trợ nào liên quan đến các loại thuế của các Bên khác thuộc các loại được liệt kê tại các điểm b.i, b.ii, b.iii.A, B, D, E, F, G và b.iv, khoản 1, Điều 2 của Hiệp định.

Theo quy định tại Điều 30, khoản 1.b của Hiệp định, Việt Nam bảo lưu quyền không cung cấp hỗ trợ trong việc thu hồi bất kỳ khoản nợ thuế nào, hoặc thu hồi tiền phạt hành chính đối với tất cả các loại thuế.

Theo quy định tại Điều 30, khoản 1.c của Hiệp định, Việt Nam bảo lưu quyền không cung cấp hỗ trợ đối với bất kỳ khoản nợ thuế nào tồn tại tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam hoặc đã bảo lưu theo khoản 1.a và 1.b của Điều 30 của Hiệp định vào ngày Việt Nam rút bảo lưu như vậy.

Theo quy định tại Điều 30, khoản 1.d của Hiệp định, Việt Nam bảo lưu quyền không cung cấp hỗ trợ gửi tài liệu về tất cả các loại thuế bao gồm trong các loại được liệt kê tại các điểm b.i, b.ii, b.iii.A, B, D, E, F, G và b.iv khoản 1 Điều 2 của Hiệp định.

Theo quy định tại Điều 30, khoản 1.f của Hiệp định, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng khoản 7 Điều 28 riêng đối với hỗ trợ hành chính liên quan đến các giai đoạn chịu thuế bắt đầu vào ngày hoặc sau ngày 01 tháng 01 của năm thứ ba trước năm Hiệp định, được sửa đổi bởi Nghị định thư năm 2010, có hiệu lực đối với Việt Nam, hoặc khi không có giai đoạn chịu thuế, đối với hỗ trợ hành chính liên quan đến các khoản nợ thuế phát sinh vào ngày hoặc sau ngày 01 tháng 01 của năm thứ ba trước năm Hiệp định, được sửa đổi bởi Nghị định thư năm 2010, có hiệu lực đối với Việt Nam.

(ii) Tuyên bố

Theo quy định tại Điều 9 khoản 3 của Hiệp định, Việt Nam không chấp nhận các yêu cầu nhằm cho phép các đại diện của nhà chức trách có thẩm quyền của Quốc gia có mặt tại các cuộc kiểm tra thuế tại Việt Nam.

(iii) Thông báo PHỤ LỤC A - Các loại thuế mà Hiệp định sẽ áp dụng

Điều 2, khoản 1.a.i:

thuế thu nhập cá nhân; 

thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 2, khoản 1.b.iii.C:

thuế giá trị gia tăng.

(iv) Thông báo PHỤ LỤC B - Nhà chức trách có thẩm quyền

Đối với Việt Nam, thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” nghĩa là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng.

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
 PHÓ VỤ TRƯỞNG





Nguyễn Lương Ngọc

 

Tải về văn bản (file PDF):

Câu trả lời này có giúp ích cho bạn không? Yes No

Send feedback
Rất tiếc là chúng tôi không giúp được nhiều. Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này bằng phản hồi của bạn.